Cách xác định độ mịn sơn, vật liệu phủ nhanh chống, chính xác theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN, Method for determination of finess of grind
Độ mịn của sơn ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sơn.
Độ mịn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn, mực in, vật liệu phủ.
Độ mịn có mối liên hệ trực tiếp đến độ bóng, độ bám dính… từ đó gián tiếp quyết định giá thành sản phẩm. Vì vậy kiểm tra độ mịn là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần quan tâm
Kiểm tra độ mịn sơn như thế nào
Tùy theo yêu cầu về độ chính xác mà chúng ta có thể lựa chọn dụng cụ đo độ mịn hoặc máy đo độ mịn.
-
Dụng cụ đo độ mịn
Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ làm, kết quả nhanh. Tuy nhiên kết quả có độ chính xác chưa cao.
Tùy theo nhu cầu mà chúng ta có thể lựa chọn:
- Loại thước đo độ mịn có 1 thang đo. Đơn vi: Micron (μm)
- Hoặc thước đo độ mịn có 2 thang đo. Đơn vị: Micron (μm)và Hegman
Khuyết điểm: thao tác chưa chuẩn xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo độ mịn:
- Do chất lượng sản phẩm: một số nhà sản xuất do muốn có giá thành rẽ đã sử dụng vật liệu có độ bền không cao; dễ bị ăn mòn; dễ bị biến dạng dưới nhiệt hoặc tác động cơ học. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kiểm tra.
- Do thao tác: trong quá trình sử dụng thước đo độ mịn, người sử dụng không chú ý đến thao tác cũng như vệ sinh sau khi sử dụng. Các mảng bám xuất hiện do bụi, vết sơn để lại sẽ làm cho thước bị sai số
- Yếu tố cơ học: thước đo độ mịn bị hư hỏng do tác động làm rơi; bị chà xước mạnh trên các rãnh đo; làm cho thước đo độ mịn bị xước, gây nên sai số trong quá trình đo.
Tham khảo thêm dụng cụ đo độ mịn
Cách sử dụng thước đo độ mịn
- Đặt thước (phải khô và sạch) lên mặt phẳng nằm ngang có bề mặt không bị trượt.
- Rót một lượng mẫu (đủ để lấp đầy rãnh) vào sâu của rãnh sao cho mẫu hơi bị chảy ra ngoài rãnh một ít. Chú ý khi rót mẫu không để tạo bọt khí.
- Giữ dao gạt vuông góc với bề mặt thước, lưỡi dao gạt song song với chiều ngang thước và tiếp xúc với bề mặt thước ở phía sâu nhất của rãnh. Kéo dao gạt quá khỏi điểm có độ sâu 0 mm của rãnh với tốc độ không đổi trong 1 – 2s. Sử dụng một áp lực đủ xuống dao gạt sao cho rãnh được lắp đầy mẫu và lượng dư gạt ra ngoài rãnh.
- Trong thời gian không quá 3s kể từ khi gạt xong, dưới ánh sáng đủ để nhìn rõ mẫu, quan sát mẫu dưới góc nhìn trong khoảng 20 – 300so với bề mặt thước.
– Quan sát mẫu trên rãnh mà ở đó xuất hiện bề mặt lốm đốm nhiều, đặc biệt ở chỗ mà một vùng rộng 3mm ngang qua rãnh chứa 5 – 10 hạt
– Đánh giá giới hạn trên của vùng đốm đến vị trí gần nhất trên thang chia độ của từng loại thước như sau:
- 5 mm cho thước 100 mm
- 2 mm cho thước 50 mm
- 1 mm cho thước 25 mm
– Bề mặt lốm đốm của mẫu xuất hiện trên rãnh có các dạng vết xước hoặc xuất hiện các hạt thô tuỳ thuộc vào độ đặc loãng và loại sơn.
– Vệ sinh thước và dao gạt cẩn thận bằng dung môi phù hợp ngay sau khi đọc kết quả.
-
Máy đo độ mịn
Máy đo độ mịn có khả năng phân tích hạt tự động; tự đồng chụp mẫu test; tạo ra hình ảnh bằng một máy ảnh có độ phân giải cao dưới nguồn sáng, hình ảnh được xử lý bằng cách sử dụng một phần mềm tùy biến để đánh giá trên màn hình cảm ứng.
Máy đo độ mịn đảm bảo tính lặp lại và tính chính xác cho kết quả kiểm tra; tránh được những sai sót của con người và cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất.
Thang đo độ mịn từ 0-200μm với độ chính xác 5% , bộ nhớ lớn lên đến 10GB. Kết nối với máy tính dễ dàng
Ưu điểm:
- Tự động đo độ mịn của sản phẩm, tránh được sai sót khi tiến hành thao tác bằng dụg cụ đo. Kết quả có trong 5s.
- Tự xây dựng hệ thống kết quả trên máy tính.
- Cổng VGA đa dạng, dễ dàng kết nối với các màn hình khác
- Tiêu chuẩn: ISO 1524
Tham khảo thêm máy đo độ mịn tự động
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các sản phẩm phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin cám ơn!!
Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM